Giáo dục
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc
Việt Nam đứng thứ 2 về số du học sinh tại Hàn Quốc với gần 38.000 người trong năm 2022,
theo Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc. Đâu là những điều cần biết khi du học Hàn Quốc,
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc - Ảnh 1.
Sinh viên ĐH Quốc gia Hàn Quốc tham dự lễ tốt nghiệp tổ chức hồi tháng 2.2023
SEOUL NATIONAL UNIVERSITY
Hàn Quốc hôm 16.8 công bố dự án giáo dục mới nhằm thu hút 300.000 người du học Hàn Quốc đến năm 2027,
với mục tiêu đưa nước này vào tốp 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về du học.
Cụ thể, Hàn Quốc sẽ cải thiện nhiều chính sách về thị thực, học bổng, cơ hội việc làm nhằm rộng cửa tuyển sinh,
thu hút nhân tài trong những ngành công nghệ cao và mới nổi.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Hàn Quốc, Giám đốc điều hành Zila Education, cho rằng làn sóng Hallyu,
sự giao thương kinh tế và nền giáo dục chất lượng là những yếu tố khiến học sinh Việt chọn Hàn Quốc.
Trước khi dự án giáo dục mới chính thức được triển khai,
chỉ ra 10 điều cần biết khi du học xứ sở kim chi trong kỳ tuyển sinh sắp tới.
1. Thị thực du học
Theo thị trường thị thực du học Hàn Quốc phân loại theo hệ đào tạo, chủ yếu gồm hệ tiếng (D4-1), hệ ĐH (D2-2),
hệ sau ĐH (D2-3) và học nghề (D4-6), với hiệu lực từ 6 tháng đến 2 năm tùy loại.
"Những bạn có hộ khẩu ở các tỉnh, thành ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM
nên đọc kỹ hướng dẫn khi xin thị thực bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu",
Song song đó, du học sinh Việt cũng phải gia hạn hoặc chuyển đổi thị thực khi hiệu lực của thị thực cũ gần hết.
Các bạn có thể đặt lịch hẹn trước 1 tháng trên trang web của Cục Quản lý xuất nhập cảnh nơi mình sinh sống.
"Không gia hạn thị thực đồng nghĩa với việc trở thành người sống bất hợp pháp tại
Hàn Quốc hoặc cần về nước xin lại thị thực", chuyên gia du học Hàn Quốc lưu ý.
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc - Ảnh 2.
Sinh viên ĐH Yonsei tham gia lễ hội âm nhạc thường niên Akaraka do trường tổ chức
YONSEI UNIVERSITY
2. Khám sức khỏe
Khám sức khỏe là quy định bắt buộc khi đến Hàn Quốc để được cấp thị thực du học. Theo đó,
du học sinh cần khám bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ định và công nhận bởi quy định của Đại sứ quán và
Lãnh sự quán Hàn Quốc. Các bạn sẽ bị cấm nhập cảnh nếu mắc các loại bệnh như lao phổi,
và có thể bị hạn chế nhập cảnh nếu mắc các bệnh truyền nhiễm.
3. Chứng minh tài chính
Một quy định khác khi du học Hàn Quốc là chứng minh tài chính. Để đáp ứng điều kiện này,
du học sinh cần chuẩn bị sổ tiết kiệm có số dư tài khoản phù hợp các yêu cầu các hệ đào tạo.
Cụ thể, hệ du học chuyên ngành yêu cầu số dư từ 20.000 USD (480 triệu đồng) trở lên,
còn hệ tiếng là 10.000 USD (240 triệu đồng). Ngoài ra,
du học sinh Việt có thể dùng loại sổ đóng băng mở ở các ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam,
với mức từ 8-10 triệu won (145-182 triệu đồng) tùy yêu cầu của trường ĐH Hàn Quốc.
4. Yêu cầu ngoại ngữ
Ông Văn cho hay tùy vào hệ đào tạo, du học sinh có thể không cần chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (TOPIK).
Như đối với hệ du học tiếng, sinh viên quốc tế chỉ cần có đủ kiến thức tiếng Hàn (học trước 4-6 tháng)
để phỏng vấn xin thị thực. Tuy nhiên, tiếng Hàn là "chìa khóa" quan trọng để "truy cập" hành trình du học dễ dàng hơn,
sự nhận định.
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc - Ảnh 3.
Một lớp học tiếng Hàn tại Việt Nam dành cho du học sinh
THIÊN VĂN
Chẳng hạn, nếu giỏi tiếng từ trước, du học sinh sẽ rút ngắn thời gian học tại Hàn Quốc.
Tiếng Hàn cũng là tiêu chí quan trọng để lên chuyên ngành và nhận thêm học bổng.
Vì tiếng Hàn là ngôn ngữ chính tại xứ sở kim chi nên nếu thành thạo, du học sinh Việt cũng có nhiều cơ hội làm thêm
và mở rộng khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp.
5. Chọn trường phù hợp
Theo kỳ tháng 3 hằng năm, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ công bố bảng xếp hạng các trường ĐH gồm trường tốp 1, tốp 2, tốp 3 và
trường hạn chế tuyển sinh. Dựa vào đây, điều kiện hồ sơ và tỷ lệ được cấp thị thực sẽ khác nhau,
đặc biệt là trường bị hạn chế tuyển sinh chịu kiểm tra gắt gao hơn, tỷ lệ được chấp thuận thị thực cũng thấp hơn.
Ông Văn cũng cho hay, đa số trường ĐH Hàn Quốc tập trung ở các thành phố lớn như thủ đô Seoul.
Tuy nhiên, mỗi khu vực đều có những cơ sở giáo dục tiêu biểu với chất lượng không quá chênh lệch.
Học phí và sinh hoạt phí ở các tỉnh cũng thấp hơn đáng kể nên du học sinh có thể chọn trường phù hợp với
điều kiện tài chính.
Một số trường nổi bật ở các khu vực là ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Yonsei, ĐH Hàn Quốc,
Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Seoul), ĐH Quốc gia Pusan, ĐH DongA (Busan), ĐH Inha (Incheon),
ĐH Quốc gia Chungnam (Daejeon), ĐH Ajou (Gyeonggi-do), ĐH Quốc gia Kyungpook (Daegu), ĐH Quốc gia Chonnam (Gwangju).
6. Loại hình nhà thuê
Hàn Quốc có đa dạng hình thức thuê nhà. Để an toàn, du học sinh Việt nên chọn ký túc xá của trường ĐH khi mới đến Hàn Quốc,
sau 3-6 tháng hẵng ra ngoài thuê trọ hay ở nhà người thân.
Các loại nhà thuê phổ biến ngoài ký túc xá là goshiwon (phòng hộp diêm), one-room (phòng đơn), nhà trọ, chung cư...
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc - Ảnh 4.
Không gian ký túc xá của ĐH Konkuk
PHIÊN NHI
Từng loại hình thuê sẽ có yêu cầu khác biệt về giá cả, tiền đặt cọc và sinh hoạt phí.
Thường sẽ từ 2-3 trăm nghìn won/tháng (3,6-5,4 triệu đồng) với ký túc xá và cao hơn với những loại hình khác,
tùy khu vực và điều kiện hợp đồng.
7. Quy định làm thêm
Theo quy định của Bộ Lao động và Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc,
du học sinh chỉ được phép làm thêm sau 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Tuy nhiên, dựa vào thành tích học tập,
năng lực tiếng Hàn... du học sinh mới được cấp giấy phép đi làm.
Mức lương cơ bản tại Hàn Quốc trong năm 2023 là 9.620 won/giờ (175.000 đồng), nhưng nếu có kinh nghiệm hoặc tiếng Hàn tốt,
các bạn sẽ tăng thêm cơ hội việc làm với mức lương lên đến 12.000 won/giờ (218.000 đồng).
Du học sinh được phép làm thêm không quá 30 giờ/tuần và không giới hạn vào kỳ nghỉ.
8. Phương tiện di chuyển
Đa số người Hàn di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng và mạng lưới tàu điện,
xe buýt ở nước này được kết nối đồng bộ, rộng khắp. "Một số du học sinh Việt mới sang Hàn khá sốc và lạ lẫm,
nhưng các bạn cần sớm làm quen với điều này để thích nghi với nhịp sống Hàn Quốc.
Phí di chuyển sẽ được thanh toán qua thẻ T-Money có thể mua tại các ga tàu hoặc cửa hàng tiện lợi".
9. Văn hóa
Cùng thuộc văn hóa phương Đông, Hàn Quốc cũng có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam. Hơn nữa,
các trường ĐH thường xuyên tổ chức các tiết học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành riêng cho sinh viên quốc tế.
"Đây là cơ hội để các bạn tiếp cận gần hơn với nền văn hóa nước này và học hỏi thêm kiến thức thực tiễn ngoài sách vở",
10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc - Ảnh 5.
Học sinh Việt Nam trong một lớp trải nghiệm văn hóa tại ĐH Kyonggi
THIÊN VĂN
10. Du lịch
Hàn Quốc được cho là "thiên đường du lịch" tại châu Á, với 4 mùa rõ rệt cùng cảnh quan thiên nhiên,
ẩm thực phong phú. Nhờ hệ thống giao thông công cộng phát triển, du học sinh Việt có thể dễ dàng di chuyển
đến các khu vực khác tại Hàn Quốc. "Chi phí du lịch nội địa không quá đắt đỏ. Tuy nhiên,
bạn nên lên lịch trình rõ ràng để chuyến đi vui vẻ hơn.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất về an toàn lao động trên thế giới. Những quy định nghiêm ngặt này được đặt ra để đảm bảo an toàn cho người dân nước họ. Do đó những điều kiện XKLĐ Nhật cũng không hề đơn giản. Một phần của quy định này bao gồm việc yêu cầu người lao động nước ngoài phải đạt chuẩn những xét nghiệm y tế nghiêm ngặt trước khi nhập cảnh. Nếu người đó mắc bệnh, họ sẽ không đủ điều kiện XKLĐ Nhật và bị từ chối cấp thị thực làm việc tại Nhật.
Do đó những ai thuộc nhóm 13 bệnh không đủ điều kiện XKLĐ Nhật sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi những căn bệnh đó có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sức khỏe của họ. Những bệnh này có thể làm cho người mắc bệnh dễ mệt mỏi hơn, dễ bị đau đớn hơn, và có thể gây ra các vấn đề khác liên quan đến tâm lý.
Bên cạnh đó, việc mắc bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực của người đó trong môi trường lao động khá khắc nghiệt như Nhật. Các công việc tại Nhật Bản có thể yêu cầu sự tập trung và năng lượng liên tục trong suốt ngày làm việc. Do đó những người mắc bệnh có thể khó đáp ứng được yêu cầu này.